Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và cách học cho người mới bắt đầu

Bảng chữ cái tiếng Nhật là nền tảng đầu tiên để tiếp cận với một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, việc học bảng chữ cái có thể đòi hỏi phương pháp học hiệu quả để có thể tiếp thu nhanh chóng và ghi nhớ lâu dài. Traminco Group sẽ giúp bạn tìm hiểu phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả thông qua bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana

Trong tiếng Nhật, có ba loại chữ viết gồm Hiragana, Katakana và Kanji (chữ Hán).

Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm, trong khi đó Kanji là chữ tượng hình, vừa biểu thị âm vừa biểu thị nghĩa.

Câu trong tiếng Nhật thông thường được viết bằng Hiragana, Katakana và Kanji. Katakana được sử dụng để biểu thị tên người, địa danh nước ngoài hoặc các từ ngoại lai, trong khi Hiragana được sử dụng để biểu thị trợ từ hoặc các phần biến đổi của động từ và tính từ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chữ Latinh (Romaji) cũng được sử dụng khi viết cho đối tượng là người nước ngoài. Chúng thường được sử dụng trên các bảng biển, tên nhà ga,…

Bảng chữ cái Hiragana là bảng chữ cái cơ bản nhất và cần thiết mà bất kỳ ai học tiếng Nhật cũng nên biết. Ngoài Hiragana, bạn cũng có thể học Katakana đồng thời để nâng cao kỹ năng của mình.

Xem thêm: Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

2. Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana là bước đầu tiên để bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản (N5). Khi học bảng chữ cái tiếng Nhật, hãy tìm lộ trình học phù hợp với bản thân để đạt hiệu quả tốt nhất.

* Mẹo học thuộc bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu:

  • Sử dụng Flashcard để học bảng chữ cái tiếng Nhật.
  • Áp dụng phương pháp “cơ bắp” khi học bảng chữ cái tiếng Nhật.
  • Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana đồng thời.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa để học bảng chữ cái tiếng Nhật.
  • Tận dụng mọi cơ hội để học bảng chữ cái tiếng Nhật, bất kể thời gian và địa điểm.

3. Hướng dẫn viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Khi viết chữ Hiragana, chữ cần phải nằm gọn trong một ô vuông và phải được cân đối trong ô vuông đó. Các ký tự Hiragana và cách phát âm tương ứng:

  • あ (a) phát âm như “a” trong “thả thính”, “làm ca”
  • い (i) phát âm như “i” trong “đi thi”, “hòn đá bi”
  • う (u) phát âm như “u” và “ư”
  • え (e) phát âm như “ê” trong “bê tha”, “bê tông”
  • お (o) phát âm như “ô” trong “cái xô”, “ô tô”.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana qua hình ảnh: Tải tại đây.

4. Học âm bán đục, âm đục, âm ghép

4.1. Âm đục

• Âm đục: Thêm dấu 「〃」(gọi là tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.
• Âm bán đục: Thêm dấu 「○」(gọi là maru) vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.

Hàng Âm đục và âm bán đục
か、き、く、け、こ が、ぎ、ぐ、げ、ご (ga, gi, gu, ge, go)
さ、し、す、せ、そ ざ、じ、ず、ぜ、ぞ (za, ji, zu, ze, zo)
た、ち、つ、て、と だ、ぢ、づ、で、ど (da, dzi, dzu, de, do)
は、ひ、ふ、へ、ほ ば、び、ぶ、べ、ぼ (ba, bi, bu, be, bo) ぱ、ぴ、ぷ、ぺ、 (pa, pi, pu, pe, po)

4.2. Trường âm

Trong tiếng Nhật, có 5 nguyên âm chính là あ、い、う、え、お (a, i, ư, ê, ô) được dùng để tạo trường âm. Trường âm là âm kéo dài, khi đọc lên ta sẽ đọc kéo dài gấp đôi âm bình thường, ví dụ như từ “A” sẽ đọc trong 1/2 giây, còn từ “AA” sẽ đọc kéo dài gấp đôi thành 1 giây.

Các nguyên âm あ、い、う、え、お (a, i, u, e, o) tạo thành 5 hàng, mỗi hàng có 10 ký tự tương ứng với các âm tiết /ka/, /sa/, /ta/, /na/, /ha/, /ma/, /ya/, /ra/, /wa/, và /n/. Trong đó, mỗi hàng có cách đọc riêng và cũng có trường âm riêng:

  • Hàng あ có trường âm là /aa/: cột a + あ, ví dụ: おかあさん (okaasan) – mẹ (người khác).
  • Hàng い có trường âm là /ii/: cột i + い, ví dụ: おにいさん (oniisan) – anh trai (người khác).
  • Hàng う có trường âm là /uu/: cột u + う, ví dụ: くうき (kuuko) – không khí.
  • Hàng え có trường âm là /ee/ khi kết hợp với ký tự え, hoặc /ei/ khi kết hợp với ký tự い. Ví dụ: おねえさん (oneesan) – chị gái (người khác), せんせい (sensei) – thầy, cô giáo.
  • Hàng お có trường âm là /oo/ khi kết hợp với ký tự お, hoặc /ou/ khi kết hợp với ký tự う. Ví dụ: とおか (tooka) – ngày mùng 10; 10 ngày, おとうさん (otousan) – bố (người khác).

4.3. Âm ghép

Trong bảng chữ cái tiếng Nhật, âm ghép được tạo bởi 2 chữ cái ghép lại với nhau. Để tạo ra âm ghép, người ta sử dụng 3 chữ cái ya (や)、yu (ゆ)、yo(よ) và ghép chúng vào các chữ cái thuộc cột i (trừ chữ い). Các chữ ya, yu, yo cần phải viết nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 chữ cái đầu thuộc cột i đứng trước nó.

Cách phát âm: Không đọc tách biệt 2 chữ cái, mà đọc liền với nhau kết hợp 2 chữ cái thành một âm.

Ví dụ:

  • きゃ đọc là kya, không phải là ki ya.
  • ひょ đọc là hyo, không phải là hi yo.
きゃkya   きゅkyu   きょkyo りゃrya   りゅryu   りょryo
しゃsha  しゅshu  しょsho ぎゃgya   ぎゅgyu  ぎょgyo
ちゃchya  ちゅchyu  ちょchyo じゃjya   じゅjyu  じょjyo
にゃnya   にゅnyu   にょnyo びゃbya   びゅbyu  びょbyo
ひゃhya   ひゅhyu  ひょhyo ぴゃpya   ぴゅpyu  ぴょpyo
みゃmya   みゅmyu  みょmyo

Cần lưu ý: Với các chữ しゃ (sha)、しゅ (shu)、しょ (sho)、ちゃ (cha)、ちゅ (chu)、ちょ (cho)、じゃ (ja)、じゅ (ju)、じょ (jo) khi phát âm sẽ phải bật hơi.

4.4. Âm ngắt

Các từ trong tiếng Nhật có âm ngắt là những từ mà có âm っ (tsu) nhỏ nối giữa 2 phụ âm với nhau để tạo một từ có nghĩa. Khi đọc các từ này, quy tắc đọc là gấp đôi phụ âm ngay đằng sau âm ngắt, mà không phát âm âm ngắt đó. Ví dụ:

  • ざっし (zasshi): tạp chí
  • にっぽん (nippon): Nhật Bản
  • べっそう (bessou): nhà trọ
  • きって (kitte): tem thư
  • しゅっちょう (shucchou): đi công tác

Lưu ý rằng khi chữ “n” (ん) đứng trước phụ âm, âm nó sẽ phát âm giống như âm ngắt (tsu), gấp đôi phụ âm đứng sau nó. Ví dụ:

  • こんばん (konban): tối nay
  • しんぶん (shinbun): báo chí
  • せんぱい (senpai): tiền bối

Xem thêm: Điều kiện du học Nhật Bản năm 2023 mới nhất

5. Một số cách biến âm cơ bản

Dưới đây là một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật:

– Từ ghép hay từ lặp: Hàng “ha” (ha hi fu he ho) thành hàng “ba” (ba bi bu be bo) vốn là âm đục của hàng “ha”.

は ひ ふ へ ほ → ば び ぶ べ ぼ

Các bạn có thể thấy là âm đục có cách viết y nguyên chỉ thêm vào dấu nháy ký hiệu.

Ví dụ: 日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)

– Hàng “ka” thì thành hàng “ga”

か き く け こ → が ぎ ぐ げ ご

Ví dụ: 近頃 chika + koro = chikagoro (dạo này)

– Hàng “sa” thành hàng “za”

さ し す せ そ → ざ じ ず ぜ ぞ

Ví dụ: 矢印 ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi
中島 naka + shima = nakajima (tên người)

– Hàng “ka” mà được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” tiếp thì biến thành âm lặp (tsu nhỏ)

Ví dụ: 国旗 (quốc kỳ) koku + ki = kokki (こっき) chứ không thành kokuki (こくき)

– Hàng “ha” mà đi theo sau chữ “tsu” つ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp (tsu nhỏ) còn hàng “ha” sẽ thành hàng “pa”

は ひ ふ へ ほ → ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ

Ví dụ: 活発(かつ+はつ)=かっぱつ, (katsu + hatsu = kappatsu) hoạt bát

– Hàng “ha” mà đi sau âm lặp (chữ “tsu” nhỏ = “っ”) thì thành hàng “pa”

Ví dụ: つけっぱなし

– Hàng “ka” mà đi sau “n” (ん) thì thành hàng “ga”

Ví dụ: 賃金=ちんぎん

– Hàng “ha” đi sau “n” (ん) thì thường thành hàng “pa” (phần lớn) hoặc hàng “ba” (ít hơn)

Ví dụ: 根本=こんぽん, kon + hon = kompon (căn bản)

– Âm “n” (ん) ở ngay trước hàng “pa” hay hàng “ba” hay hàng “ma” thì phải đọc là “m” thay vì “n”

Ví dụ:

  • 根本=こんぽん kompon
  • 日本橋=にほんばし nihombashi
  • あんまり ammari
  • がんばって gambatte

6. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji

Kanji, hay còn gọi là Hán tự, có nguồn gốc từ chữ Hàn và một phần được sáng tạo bởi người Nhật. Nếu bạn đã học tiếng Trung, thì học chữ Kanji sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Chữ Kanji được tạo thành từ phần bộ thủ và phần âm. Phần bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ đó, còn phần âm thể hiện âm đọc gần đúng với chữ.

Ban đầu, Kanji có thể khiến cho những người mới học sợ hãi. Nhưng bạn sẽ phát hiện rằng, càng học, càng thấy thú vị và đắm chìm trong việc học chữ cái này.

7. Đặc điểm chung của tiếng Nhật

  • Từ loại: Trong tiếng Nhật, các từ loại bao gồm động từ, tính từ, danh từ, phó từ, liên từ, trợ từ,…
  • Trật tự từ trong câu: Vị ngữ luôn đứng cuối câu. Từ bổ nghĩa sẽ đứng trước từ được bổ nghĩa.
  • Vị ngữ: Trong tiếng Nhật, các từ loại có thể trở thành vị ngữ bao gồm động từ, tính từ, và danh từ + Hình thức của vị ngữ sẽ biến đổi tùy theo biểu hiện khẳng định, phủ định, quá khứ, phi quá khứ, v.v.. Hình thức của vị ngữ không thay đổi ngôi, giống (đực, cái), và số (ít, nhiều).
  • Trợ từ: Trợ từ được dùng sau từ và đứng cuối câu. Trợ từ có chức năng biểu thị mối quan hệ giữa các từ hoặc thêm nhiều nét nghĩa cho câu.
  • Glản lược: Nếu nghĩa của câu rõ ràng theo ngữ cảnh, chủ tân ngữ thường bị lược bỏ.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật thật dễ dàng, phải không? Hy vọng cách học bảng chữ cái của Traminco Group có thể giúp bạn chinh phục ngôn ngữ Nhật Bản một cách hiệu quả. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến với bạn bè của bạn nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận